Đọc sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta thấy sử ghi lại các bậc cao tăng thạc đức thời xưa, hầu hết các Ngài không bao giờ để họ Thích trước pháp danh hay pháp hiệu của các Ngài NhưVạn Hạnh, thì để là Vạn Hạnh, còn hai chữ Thiền sư do người ta tôn xưng Ngài,
Tại sao tất cả tu sĩ Phật giáo Việt Nam đều lấy họ Thích?

Đọc sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta thấy sử ghi lại các bậc cao tăng thạc đức thời xưa, hầu hết các Ngài không bao giờ để họ Thích trước pháp danh hay pháp hiệu của các Ngài. Như Vạn Hạnh, thì để là Vạn Hạnh, còn hai chữ Thiền sư do người ta tôn xưng Ngài, vì Ngài tu thiền đạt ngộ được lý Thiền, nên người ta gọi Ngài là Thiền sư. Chỉ có thế thôi.

Hỏi: Tại Việt Nam, tất cả tu sĩ Phật giáo không phân biệt nam nữ đều lấy họ Thích. Xin cho biết truyền thống nầy chỉ có ở Việt Nam hay còn được áp dụng tại một vài quốc gia khác nữa? Ngoài ra, cũng xin cho biết truyền thống nầy phát xuất từ nguyên do nào và từ khoảng nào trong lịch sử?

 


Đáp: Về câu hỏi thứ nhứt, xin được giải đáp qua 2 phương diện :

Thứ nhứt, xét chung, trên nguyên tắc, thì không riêng gì tu sĩ Phật giáo Việt Nam, mà tất cả tu sĩ Phật giáo khắp nơi trên thế giới, đều mang chung họ Thích cả. Vì Đức Phật là họ Thích. Những vị nầy được mệnh danh là con đầu lòng của chánh pháp; là trưởng nam của lịch sử truyền thừa, là con của đấng Điều Ngự, thì lẽ đương nhiên là các ngài phải lấy họ Thích rồi. Xét chung trên nguyên tắc là như thế.

Thứ hai, nếu xét riêng, thì có khác. Vì việc lấy họ Thích, không phải là một quy luật chung áp dụng cho tất cả. Vấn đề nầy, còn tùy theo đặc tính và sở thích của mỗi người. Không phải ai cũng đặt cho mình là họ Thích cả, ít ra là về cách xưng hô cũng như trên những văn kiện giấy tờ.

Đối với những tu sĩ Phật giáo Việt Nam, có rất nhiều vị, kể từ khi xuất gia cho đến khi viên tịch, các Ngài không bao giờ lấy chữ Thích. Không những thế, có vị còn để ngay tên đời của mình trên những kinh sách đã trước tác cũng như dịch thuật. Trường hợp như cố Đại Lão Hòa Thượng Hành Trụ, Ngài thường để là Sa Môn Lê Phước Bình.

Còn nhiều vị khác nữa. Chỉ nêu đơn cử thế thôi. Có nhiều vị chỉ để pháp danh hay pháp hiệu mà thầy tổ đã đặt cho, hoặc là lấy bút hiệu gì đó v.v... chớ các Ngài không tự xưng mình là Thích. Đôi khi có người lại thích chơi chữ hay mỉa mai châm biếm, họ nói là Thích Đô La chẳng hạn...

Đọc sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta thấy sử ghi lại các bậc cao tăng thạc đức thời xưa, hầu hết các Ngài không bao giờ để họ Thích trước pháp danh hay pháp hiệu của các Ngài. Như  Vạn Hạnh, thì để là Vạn Hạnh, còn hai chữ Thiền sư do người ta tôn xưng Ngài, vì Ngài tu thiền  đạt ngộ được lý Thiền, nên người ta gọi Ngài là Thiền sư. Chỉ có thế thôi.

Riêng về các quốc gia khác, theo chỗ chúng tôi được biết qua một số tài liệu sách báo, thì chúng tôi không thấy họ để chữ Thích (Sàkya) bao giờ. Ngoại trừ Phật Giáo Trung Hoa và Đài Loan, hiện nay thì có một số vị lấy họ Thích. Nhưng phần nhiều chúng tôi thấy họ thường để 2 chữ Pháp sư ở đầu. Như  Pháp Sư Tịnh Không chẳng hạn.

Về câu hỏi thứ hai, nguyên nhân và thời điểm nào lấy họ Thích? Xin thưa: Về vấn đề nầy, trong quyển Từ Điển Phật Học Hán Việt có nêu rõ như sau: “Đạo Phật hồi mới truyền sang Trung Quốc, các tăng còn được gọi bằng họ thế tục của mình, hoặc lấy họ Trúc, hoặc lấy họ của bậc sư phụ, như ngài Chi Độn vốn họ Quan, vì sư phụ là ngài Chi Khiêm, nên lấy họ là Chi. Ngài Bạch Đạo Du vốn họ Phùng, học với ngài Bạch thi lê mật đa, nên lấy họ Bạch.

Đến ngài Đạo An, một cao Tăng Trung Hoa đời Đông Tấn (312 - 385) tức thế kỷ thứ tư Tây Lịch, mới bắt đầu nói: Đức Phật có họ là Thích Ca, nay những người xuất gia nên theo họ của Phật, tức họ Thích. Về sau khi Kinh A Hàm được đem về, trong Kinh cũng nói như vậy. Do đó khắp thiên hạ đều theo. Trong quyển Dị Cư Lục 22 có chép:

“Sa môn từ thời Ngụy Tấn lấy họ theo của thầy dạy. Ngài Đạo An suy tôn Đức Thích Ca, bèn lấy chữ Thích làm họ. Sau lại thấy A Hàm nói: Bốn con sông nhập vào bể, không còn có tên của con sông. Bốn họ Sa môn, đều dòng họ Thích. Từ đấy trở thành lệ cố định, các Sa môn bắt đầu lấy họ Thích.”

  Thích Phước Hải  

Về Menu

tại sao tất cả tu sĩ phật giáo việt nam đều lấy họ thích? tai sao tat ca tu si phat giao viet nam deu lay ho thich tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ï¾ï½½ tu dau kho den cham dut dau kho cach nhau bao xa Sữa mẹ giúp giảm nguy cơ bệnh Đức Phật đối trước bạo lực ï½ 佛頂尊勝陀羅尼 hồi ペット僧侶派遣 仙台 cầu trời cầu mãi mà có được gì Những món nên ăn khi bận rộn hòa thượng thích bửu lai 1901 Húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão 無我 úng Ăn vặt nhiều có gây bệnh tiểu Mẹ tôi japan điểm đến mùa thu lãng mạn 3 giac giau sang hay ngheo hen deu boi 8 nguyên nhân gây ho mãn tính hoc phat อร นซาส นธ 願力的故事 l½ 菩提阁官网 ám 嫖妓 học buông xả những quá khứ đau thương ceo vc corp thiền để hạnh phúc chân Su van hanh tướng sống là đi chứ không phải dừng lại น ทานสอนใจ thuong Những bóng hồng của dinh Độc Lập kỳ Ð Ð Ð áp dụng trí tuệ bát nhã trong đời hôn nhân nghèo có hạnh phúc sắp chết Tấm lòng của mẹ Tứ 南懷瑾 va hạnh phúc và phước đức trong thiền 大谷派 tuong phat den tu phuong troi xa Thân tâm an lạc Chanh một loại thuốc quý Tùy